Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

HÀNG LOẠT CHÍNH SÁCH BĐS QUAN TRỌNG CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 12

Từ 10/12, nếu chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị.
---> KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG SÀI GÒN - CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHO GIỚI ĐẦU TƯ
---> CĂN HỘ THE SOUTHERN DRAGON - MANG TẦM ĐẲNG CẤP

+Cưỡng chế chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư

Từ ngày 10/12/2015, Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực.

Đáng chú ý, Nghị định này có đề cập trường hợp quá thời hạn quy định mà chủ đầu tư vẫn không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị và gửi quyết định này cho chủ đầu tư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản.

Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì bao gồm việc buộc chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì được gửi từ tài khoản đã lập theo quy định hoặc chuyển kinh phí từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị quản lý hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế. Kinh phí phải bàn giao là toàn bộ số tiền bảo trì (cả gốc và lãi) theo số liệu kinh phí mà các bên đã quyết toán.

+Mua nhà ở xã hội được vay 80% giá trị hợp đồng

Theo Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực từ 10/12/2015, trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ; Lãi suất cho vay ưu đãi tại các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước cho từng thời kỳ.

+Hộ tái định cư được mua thêm căn hộ

Chủ căn hộ chung cư cũ bị xây dựng lại có từ hai hộ khẩu trở lên được mua thêm căn hộ tại cùng địa điểm tái định cư theo giá kinh doanh do hai bên thỏa thuận. Đây là nội dung quy định tại Nghị định 101 về cải tạo, xây dựng lại chung cư, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2015.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định việc cải tạo, xây dựng lại chung cư phải triển khai thực hiện theo dự án, không thực hiện việc xây dựng lại đơn lẻ từng nhà, trừ trường hợp chung cư độc lập. Mỗi khu vực có chung cư cần cải tạo, xây dựng lại có thể triển khai một hoặc nhiều dự án phù hợp với quy hoạch đô thị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.

+Cấm DN nhà nước đầu tư bất động sản, chứng khoán

Nghị định số 91/2015 có hiệu lực từ ngày 1/12/2015 quy định, DN nhà nước được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng để đầu tư ra ngoài DN nhưng không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp DN nhà nước đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên và không thuộc trường hợp được Thủ tướng cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.

(Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ)




Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÀI GÒN: LỰA CHỌN LÝ TƯỞNG CHO NGHỈ DƯỠNG VÀ ĐẦU TƯ

Các dự án bất động sản khu Đông đang nhận được nhiều sự quan tâm của những người mua nhà đất. Trong những dự án nổi bật tại khu vực này, Đông Saigon ở vị trí trung tâm Nhơn Trạch với những lợi thế về giao thông được xem là một trong những dự án đáng đầu tư nhất hiện nay.
---#----

Khu đô thị xanh hoàn thiện hạ tầng
Một trong những điểm nổi bật của dự án đô thị mới Đông Saigon là diện tích quy hoạch lên tới 942ha. Với diện tích quy hoạch lớn, tỷ lệ đất cây xanh, công viên toàn dự án được ưu tiên tới 22.4% trong khi đất ở chỉ chiếm 28.5%. Cụ thể hơn, đất cây xanh bình quân đầu người là 14m2, gấp đôi so với quy chuẩn quy định cho đô thị đặc biệt là 7m2/người. Đông Saigon đang dần khẳng định diện mạo là một không gian sinh thái trong lành đặc biệt phù hợp với những người thích gần gũi với thiên nhiên.


Với diện tích quy hoạch lớn tới 942 ha, dự án Khu đô thị Mới Đông Saigon được xây dựng theo tiêu chí đô thị kiểu mẫu, xanh và hiện đại. Theo đó, với tỷ lệ đất ở toàn dự án chỉ chiếm 28.5%, trong khi đất công viên, cây xanh lên đến 22.4% (đất công viên, cây xanh toàn dự án: 211 ha), đất cây xanh bình quân đầu người là 14m2, trong khi quy chuẩn quy định cho đô thị đặc biệt là 7m2/người. Đáng chú ý hơn, dự án cũng xây dựng 8 công viên công cộng lớn nhỏ có diện tích 29ha kết hợp với kênh nước cảnh quan len lỏi suốt dự án. Đông Saigon đang dần được phác thảo diện mạo trở thành một không gian sinh thái mở phù hợp những ai muốn sống trong môi trường trong lành, đầy năng lượng.


Hiện tại, phân khu Phú Thịnh 1 đã được hoàn thiện các hạ tầng giao thông, dẫn nguồn điện nước và xây dựng cảnh quan cây xanh để người mua có thể xây nhà và sinh sống ngay. Hệ thống trục đường trung tâm từ cổng chính dẫn vào Khu hành chính và Điều hành dự án đã hoàn tất trải nhựa, đèn chiếu sáng. Hệ thống cống hộp, điện và nước âm đã được lắp đặt hoàn chỉnh song song với việc hoàn thiện cảnh quan cây xanh.

Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án Khu đô thị Đông Saigon - Ông Phan Thanh Vĩnh Toàn cho biết công ty đã tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế nhằm thi công các tiện ích hỗ trợ ban đầu như Khu hành chính, văn hóa; Khu nhà hàng kết hợp sân tập golf. Trong thời gian tới, các công trình văn hóa như nhà hát, viện bảo tàng, thư viện, trung tâm hội nghị, công trình y tế, giáo dục và trụ sở hành chính sẽ dần được xúc tiến để tạo điều kiện thuận lợi cho các cư dân dự án có thể hưởng thụ cuộc sống văn minh, hiện đại.

Những quyết định đầu tư đúng đắn
Anh Quang Tâm, một khách hàng cho biết trước khi mua đã nghiên cứu kỹ các tiện ích hiện hữu xung quanh dự án.  “Trong bán kính 800m cách khu vực dự án, có thể gặp ngay Ngân hàng Agribank, ngân hàng VietinBank, ngân hàng VietcomBank, Bưu điện, Bệnh viện huyện, các trường tiểu học, trung học của huyện, trung tâm thể dục thể thao… nên gia đình tôi quyết định xuống tiền đặt mua Phú Thịnh 1 của Đông Saigon. Không lâu nữa, chúng tôi sẽ tiến hành đổ móng, xây nhà để ở, tận hưởng không khí không gian xanh dễ chịu của khu vực này”.

Khi được hỏi liệu khoảng cách xa có là trở ngại, anh cho biết theo sát các quy hoạch cấp quốc gia, gia đình anh sẽ chỉ đi mất khoảng 20-25 phút cho một chặng đường rút ngắn, nhờ tuyến tàu điện trên không đi TP.HCM và đường Nguyễn Ái Quốc (25C) đi sân bay quốc tế Long Thành. Bên cạnh đó, với vị trí dự án liền kề đường vành đai 3 TP.HCM nối liền với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ở phía Bắc và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành ở phía Nam; gần các cụm cảng Cát Lái, Phước An, Phú Mỹ, Cái Mép và sân bay quốc tế Long Thành, từ dự án Đông Saigon anh có thể đi bất cứ nơi nào trong khu vực một cách thuận lợi.

Với chị Hương Lan, một trong những yếu tố khiến chị quyết định mua đất nền tại Phú Thịnh 1 là được cấp sổ đỏ chủ quyền ngay khi hoàn tất thanh toán. Chị chia sẻ: “Với mức giá khoảng 500 triệu đồng/ nền (114m2), tôi cho là để ở hay đợi sân bay quốc tế Long Thành khởi công, đợi Hiệp định đối tác Kinh tế Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với làn sóng các chuyên gia đến mua nhà sinh sống, làm việc, đều sẽ có cơ hội sinh lời cao. Đặc biệt, khi Đông Saigon hoàn thiện đồng bộ các hạ tầng tiện ích như quy hoạch đô thị xanh, tôi tin rằng giá cả dự án sẽ không còn ở mặt bằng hiện tại”, chị nói thêm.
( Theo Khám Phá)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG SÀI GÒN: VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC TRONG TRUNG TÂM TỨ GIÁC ĐÔ THỊ

---> KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG SÀI GÒN
Với những khách hàng sở hữu một khoản tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư cho tương lai để gia tăng nguồn lợi, khu đô thị Đông Saigon là một lựa chọn đáng cân nhắc do có lợi thế kết nối giao thông ở vị trí trung tâm 4 đô thị lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
---#---
Phần đông khách hàng nhìn thấy tiềm năng phát triển của khu đô thị Đông Saigon từ lúc dự án chưa được công bố rộng rãi. Bằng chứng là 100% sản phẩm nhà phố liền kề (diện tích đất 175 - 200m2), biệt thự (300 - 600m2) của phân khu Phú Thịnh 1 đã được giao dịch thành công chỉ sau hai đợt mở bán. Đa phần khách hàng nhận định dự án Đông Saigon sẽ sớm trở thành một đô thị trung tâm hiện đại giáp ranh TP.HCM, Bình Dương, Biên Hoà với hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm trong tương lai. Điểm thu hút khách hàng của dự án còn nằm ở phương thức thanh toán linh hoạt trong 2 năm không lãi suất, khách hàng không phải đắn đo về mặt pháp lý vì sổ đỏ được trao ngay sau khi hoàn tất thanh toán.
Ưu thế lớn nhất của dự án là toạ lạc ngay trung tâm thành phố mới Nhơn Trạch với vị trí chiến lược trong trung tâm tứ giác đô thị: cách TP.HCM 25km, thành phố Biên Hoà 15km, thành phố mới Bình Dương 50km và Vũng Tàu 65km. Với quy mô gần 1.000ha, Đông Saigon nối trực tiếp TP.HCM qua cao tốc Long Thành – Dầu Giây hoặc trục đường 25B. Từ dự án có thể thuận lợi đi tới Vũng Tàu và thành phố mới Bình Dương qua quốc lộ 51, cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước (đang trong giai đoạn triển khai).
Khu đô thị Đông Saigon: Vị trí chiến lược trong trung tâm tứ giác đô thị
Trong tương lai, khu đô thị Đông Saigon sẽ liền kề các tuyến đường trọng điểm như đường Nguyễn Ái Quốc (25B) đi sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 qua TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương dựa trên quy hoạch phát triển hệ thống giao thông liên vùng. Đó là chưa kể với dự án tàu điện trên không được khởi công xây dựng vào năm 2019, dự kiến quãng đường từ dự án đến TP.HCM sẽ còn được rút ngắn hơn nữa. Với những tiềm năng về kết nối kể trên, dự án Đông Saigon được xem là khoản đầu tư khôn ngoan vì có khả năng sinh lợi đột biến về trung và dài hạn.

Với một dự án quan trọng và có tiềm năng phát triển lớn như Đông Saigon, chủ đầu tư dự án – Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch đã “chọn mặt gửi vàng” khi chọn các công ty quốc tế uy tín đến tham gia tư vấn và quy hoạch như Urbis International Ltd. (HongKong) và Edaw/Aecom (một trong những công ty quy hoạch hàng đầu Hoa kỳ) để không chỉ đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan, chức năng của một khu đô thị hiện đại mà đồng thời cũng tuân thủ quan niệm về phong thủy của người Á Đông. Theo ông Ngô Vĩ Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa Ốc SCT - đơn vị độc quyền phân phối dự án, phản hồi của khách hàng sau đợt mở bán Phú Thịnh 1 và 2 rất đáng lạc quan do tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư dự án. Ngoài ra, các hạ tầng cơ bản như đường xá, cảnh quan, điện, nước... đã hoàn thiện để khách hảng có thể yên tâm dọn đến định cư ngay.
(Theo 24h.com)

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

ĐỊA ỐC TÂY SÀI GÒN TĂNG NHIỆT

---> Căn hộ The Southern Dragon mặt tiền Âu Cơ quận Tân Phú
Tại phía Tây TP HCM nhiều dự án đang rục rịch khởi động, mở bán trong nửa cuối năm 2015 sau một thời gian dài nhường bước cho trục Đông - Nam bứt phá mạnh mẽ.
---#---
Khảo sát của VnExpress, đến đầu quý IV/2015, cục diện thị trường bất động sản TP HCM không còn là cuộc đua song mã của khu Đông và khu Nam mà bắt đầu hình thành thế chân vạc, với sự trỗi dậy của phía Tây Sài Gòn.

Nếu trong đầu năm 2015, các quận - huyện: 12, Tân Phú, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (thuộc khu vực phía Tây TP HCM) hầu như im ắng thì từ tháng 10/2015 trở đi địa bàn này đã nhộn nhịp trở lại. Một trong những động lực thúc đẩy thị trường bđs khu vực này ấm lên là do kỳ vọng vào sức hút của tuyến metro số 2.

Sôi động hơn cả là trục chính Tây với điểm sáng là quận Tân Phú có nguồn cung tăng tốc rất nhanh, trùng hợp với quy hoạch tuyến metro số 2 sẽ đi qua các trục giao thông huyết mạch của quận. Công ty cổ phần Sơn Thuận đã tái khởi động và chào bán 1.136 căn hộ Southern Dragon tọa lạc ngay mặt tiền đường Âu Cơ sau nhiều năm tạm ngưng. Dự án Celadon City quy mô gần 8.600 căn đã dồn dập tăng các đợt mở bán từ nửa cuối năm 2015. Cùng địa bàn này Idico xả hàng 740 sản phẩm trên đường Trịnh Đình Thảo - Lũy Bán Bích.

Ngay cả đại gia chuyên phát triển bất động sản cao cấp tại khu Đông - Nam như Novaland cũng không bỏ lỡ thị phần phía Tây TP HCM. Doanh nghiệp này vừa khởi công dự án quy mô gần 2.000 căn trên đường Hòa Bình trong tháng 11/2015. Trước đó, Công ty Hưng Thịnh đã kịp áp sát thị trường phía Tây bằng sản phẩm mới là dự án Melody Residence, hứa hẹn cung cấp cho khu vực này 700 căn hộ trong vòng 2 năm tới.

Thống kê sơ bộ của VnExpress, hiện nay, chỉ tính riêng quận Tân Phú có gần 30 dự án nhà ở, trong đó 50% đã hoàn thành, 40% đang triển khai xây dựng và 10% trong tình trạng tạm dừng hoặc chưa thi công.
Quận Bình Tân, một điểm sáng khác cũng ghi nhận thêm nguồn cung mới. Đầu quý IV năm nay, Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Bình Chánh (BCCI) đã cùng đối tác ra mắt khu phức hợp Western Dragon. Dự án sẽ đưa ra thị trường gần 500 căn hộ thuộc Khu dân cư An Lạc - Bình Trị Đông. Vốn là đại gia sở hữu quỹ đất lớn tại phía Tây TP HCM, BCCI cũng lên kế hoạch công bố thêm sản phẩm trong thời gian tới.

Trong khi đó, nguồn cung mới nhất của khu Tây Bắc là chuỗi căn hộ Depot Metro Tower tọa lạc tại quận 12, vừa được Công ty Thanh Yến Land chào bán cuối tháng 10/2015. Dự án nằm gần trạm dừng của tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), ngay tâm điểm kết nối giao thông của quận 12 với quận Tân Bình, Gò Vấp và Tân Phú.

Các trục Tây Bắc, Tây Nam theo thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam đến cuối quý III/2015 có khoảng 4.000 căn hộ trên thị trường sơ cấp, tăng trưởng nhẹ về số lượng so với đầu năm.

Đánh giá về sự tăng tốc nguồn cung nhà ở của khu Tây TP HCM, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, Đoàn Chí Thanh cho biết: "Thị trường nhà ở phía Tây đã xuất hiện dấu hiệu tăng tốc từ giữa cuối năm 2015, một phần là nhờ tâm lý kỳ vọng tuyến metro số 2 được xây dựng. Tiềm năng của địa bàn này hứa hẹn rất hấp dẫn trong thời gian tới".

Lợi thế lớn của bất động sản phía Tây TP HCM là có khả năng cạnh tranh tốt về giá so với phần còn lại của thị trường, thấp nhất là 14,5 triệu đồng một m2 và cao nhất không quá 25 triệu đồng. Mức giá căn hộ phổ biến tại đây là 15-17 triệu đồng mỗi m2, nếu diện tích vừa phải, thiết kế thông minh thì sản phẩm vừa túi tiền với nhiều người.

Trưởng phòng Nghiên cứu, Tư vấn Cushman & Wakefield Việt Nam, Trần Ngọc Chi đánh giá, khu Tây TP HCM là một trong những khu vực tập trung dân số đông nhất thành phố.

Địa bàn này có lưu lượng xe cao, dẫn đến các tuyến đường lớn thường quá tải vào các giờ cao điểm. Các quận huyện ở đây tập trung đa số dân nhập cư hoặc lao động có thu nhập ở ngưỡng từ trung bình trở xuống. Thêm vào đó, khoảng cách từ khu Tây đến trung tâm TP HCM tương đối xa đã khiến địa bàn này không nhận được nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư và đầu cơ như tại khu Đông và Nam. "Tuy nhiên, quan niệm này sẽ dần thay đổi khi các bất động sản thương mại bắt đầu dàn trải ra khu vực này một khi hệ thống tàu điện ngầm đi vào hoạt động", bà Chi nhấn mạnh.


Theo chuyên gia này, bất động sản khu Tây đang dần thu hút các nhà đầu tư khi tuyến metro số 2 được dự kiến sẽ sớm khởi động. Các dự án tại quận 12 được hấp thụ tương đối tốt, và mức giá bán lại chênh lệch (thấp hơn) so với phần còn lại của thị trường giúp sức hấp dẫn của thị trường đang tăng lên. "Chúng tôi tin rằng cùng với sự khởi động của tuyến đường sắt đô thị và giá cả hợp lý, bất động sản khu Tây TP HCM sẽ trở thành đối trọng xứng tầm với khu Nam, thậm chí là khu Đông trong tương lai", bà Chi dự báo.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

TRANH CÃI CHUYỆN "BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN"

Trước diễn biến thị trường bất động sản đang “nóng” dần lên, nguồn cung tăng mạnh, giá tăng, vốn FDI cũng tăng mạnh… liệu thị trường có tái diễn tình trạng “bong bóng”?Vấn đề “bong bóng” bất động sản (BĐS) đang tồn tại nhiều nhận định trái chiều, có ý kiến cảnh báo nhưng có quan điểm lại khẳng định không quá lo ngại về tình trạng này.

Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu nhận định rằng, chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016.

Bởi theo ông, nền kinh tế nước ta chỉ mới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12,51%, năm 2014 ở mức 12,62%, dự kiến năm 2015 cũng chỉ ở mức khoảng 16%, trong lúc mức tăng trưởng tín dụng năm 2007 là năm đỉnh điểm của “bong bóng” BĐS lên đến 37,80%. Hơn nữa, giao dịch BĐS hiện vẫn đang diễn ra bình thường, chưa xuất hiện hiện tượng đầu cơ, đẩy giá ảo trên thị trường.

Thế nhưng, với tình hình thị trường BĐS tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm, cùng với việc Thông tư 36/2014/TT-NHNN nới lỏng cho vay bất động sản, giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150%, Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VERP) lưu ý, chính sách cần thận trọng với tăng trưởng của thị trường BĐS và ngăn ngừa sự hình thành bong bóng BĐS có tính chu kỳ.

Tín dụng cho BĐS tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và các mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay BĐS.

VERP cho rằng, sự hồi phục của thị trường BĐS là tín hiệu tích cực với nền kinh tế, tuy nhiên cần thận trọng khả năng hình thành bong bóng tài sản do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ ba trong thu hút đầu tư với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.

Do vậy, khi thị trường BĐS vừa mới hồi phục từ đầu năm 2014, nay lại xuất hiện hiện tượng tiền “đổ” mạnh vào thì không thể không lo ngại việc “bong bóng” BĐS sẽ quay lại. Quan trọng nhất là dòng tiền đổ vào thị trường có phù hợp hay không khi mà nguồn cung hiện nay khá “khổng lồ”, gấp nhiều lần so với thời gian trước. Nhất là nguồn cung lại chưa phù hợp với nhu cầu của người mua có nhu cầu thực.

“Nếu dòng tiền này không xuất phát từ nhu cầu thực sự của người tiêu dùng mà lại từ nhu cầu của giới đầu cơ thì nguy cơ “bong bóng” BĐS xảy ra là khó tránh khỏi”, ông Đực nhận định.

Thế nhưng, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường bất động sản CBRE cho rằng, thị trường đã trải qua một thời kỳ phát triển “nóng” từ năm 2007 – 2010, thời gian này có nhiều nguồn cung chào bán sôi động nên cũng có thể có những lo ngại.

Tuy nhiên, CBRE nhận thấy thời điểm này nhu cầu của thị trường đã khác trước. Nếu như trước đây người mua nhà chủ yếu là người đầu cơ, đầu tư để lướt sóng kiếm lời, nhưng hiện nay đối tượng người mua nhà lại chủ yếu là người mua để ở.

Ngoài ra, nền kinh tế vĩ mô hiện cũng rất khác so với thời điểm 2007 – 2010. Hiện, mức lạm phát đang rất thấp, mặt bằng lãi suất đang ở mức độ kiểm soát. Do đó, CBRE nhận thấy đến thời điểm hiện tại, thị trường chưa có yếu tố, cơ sở hình thành “bong bóng” như chu kỳ trước đó.

Trong phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” BĐS vì kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng dẫn đến ổn định.

Khi thị trường BĐS đóng băng vào đầu năm 2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Do đó, theo yêu cầu của Trung ương, của Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải thực hiện các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS theo nguyên tắc khắc phục lệch pha cung cầu và thực hiện quan điểm tháo gỡ khó khăn cho thị trường phải gắn liền với việc thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng cũng cho rằng, diễn biến của thị trường BĐS rất phức tạp nên không thể chủ quan, cần phải chủ động để thị trường phát triển bền vững.
Theo Minh Thư

Infonet

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH ĐƯỢC PHÉP TĂNG TỐC

Thủ tướng đã đồng ý để Đồng Nai lập quy hoạch và dự án xây dựng khu tái định cư đồng thời với quá trình làm Báo cáo nghiên cứu khả thi của ngành giao thông. Đây là nội dung đáng ý trong chỉ đạo của Thủ tướng về việc đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho dự án sân bay quốc tế Long Thành.


Cụ thể, Thủ tướng cho phép UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch khu tái định cư và lập dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư song song với quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) của dự án. Việc phê duyệt sẽ được tiến hành sau khi dự án F/S của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) được duyệt.
UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lựa chọn nhà thầu; đồng thời làm việc trực tiếp với các bộ để bố trí khoản kinh phí ứng trước để thực hiện dự án và báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền. Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn ACV lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Giao đoạn I, đôn đốc triển khai dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành dự kiến triển khai tại huyện Long Thành (Đồng Nai), đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và là sân bay quốc tế quan trọng của quốc gia.

Công suất dự kiến của Long Thành đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn. Trong đó giai đoạn I (chậm nhất hoàn thành năm 2025), sân bay sẽ khai thác một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ, với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

( Chí Hiếu)

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG SAIGON: KHÔNG GIAN " NĂNG LƯỢNG XANH"

(DĐDN) – Nằm gần cửa ngõ phía Đông TP HCM, ở vị trí trung tâm của Đô thị mới Nhơn Trạch, Khu đô thị mới Đông Saigon là một trong những dự án được đông đảo người mua nhà quan tâm thời gian gần đây.


Ngoài việc được cấp sổ đỏ xác thực chủ quyền sở hữu và giá cả phù hợp, nhiều khách hàng đánh giá cao về cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh của dự án, hứa hẹn là một nơi để sinh sống và nghĩ dưỡng lý tưởng trong tương lai.

Không gian sinh thái mở 
Khi đã chọn nhà khu vực vùng ven yên tĩnh để sinh sống, đa phần người mua đều muốn được sở hữu nền đất diện tích rộng, có không gian sống gần gũi thiên nhiên sông nước và môi trường trong lành. Đồng thời, muốn được có đầy đủ các tiện ích hạ tầng nội, ngoại khu, thuận tiện cho sinh hoạt.
Với diện tích quy hoạch lớn tới 942 ha, dự án Khu đô thị Mới Đông Saigon được xây dựng theo tiêu chí đô thị kiểu mẫu, xanh và hiện đại mang tầm đẳng cấp quốc tế. Theo đó, với tỷ lệ đất ở toàn dự án chỉ chiếm 28.5%, trong khi đất công viên, cây xanh lên đến 22.4% (đất công viên, cây xanh toàn dự án: 211 ha), đất cây xanh bình quân đầu người là 14m2, trong khi quy chuẩn quy định cho đô thị đặc biệt là 7m2/người, Đông Saigon đang dần được phác thảo diện mạo trở thành một không gian sinh thái mở phù hợp những ai muốn sống trong môi trường trong lành, đầy năng lượng.

“Dự án Khu đô thị Mới Đông Saigon được xây dựng theo tiêu chí đô thị kiểu mẫu, xanh và hiện đại.”

Bên cạnh quy hoạch xanh, các hạng mục cơ sở hạ tầng chính của dự án hiện đã được hoàn thiện. Cụ thể, trục đường trung tâm từ cổng chính dẫn vào Khu hành chính và điều hành dự án đã hoàn tất trải nhựa, đèn chiếu sáng, lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cống hộp – điện và nước âm, lát vỉa hè, trồng cây xanh. Phân khu PhúThịnh 1 cũng đã được hoàn thiện hạ tầng giao thông, dẫn nguồn điện nước và cảnh quan cây xanh, hoàn chỉnh, sẵn sàng đón cư dân đến sinh sống.
Ông Phan Thanh Vĩnh Toàn, Phó TGĐ phụ trách dự án Khu đô thị Mới đông sài gòn – cho biết Cty đã tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế nhằm thi công các tiện ích hỗ trợ ban đầu như Khu hành chính, văn hóa; Khu nhà hàng kết hợp sân tập golf. Đáng chú ý, hạng mục sân tập golf là một điểm nhấn cộng hưởng giá trị gia tăng rất lớn cho cư dân. Bởi đây là bước khởi đầu cho chuỗi các hạng mục, dịch vụ tận dụng tối đa ưu thế không gian sinh thái mở và rộng rãi như khu công viên phức hợp thể thao rộng 58 ha với 2 sân vận động và các sân thể thao ngoài trời, kết hợp với công viên và hai hồ nước cảnh quan; 8 công viên công cộng lớn nhỏ diện tích 29 ha kết hợp kênh nước cảnh quan len lỏi trong dự án làm mát lành không khí quanh năm. Song song, các công trình văn hóa như nhà hát, viện bảo tàng, thư viện, trung tâm hội nghị, công trình y tế, công trình giáo dục và trụ sở hành chính cũng sẽ dần được xúc tiến để nhằm phục vụ hoàn hảo cho nhu cầu thụ hưởng đời sống văn minh, hiện đại của cư dân khu đô thị tương lai.
Không xa trung tâm

Chị Hằng Nga, một khách hàng cho biết chị đã khảo sát kĩ các tiện ích hạ tầng nội khu và cả tiện ích hiện hữu của khu trung tâm hành chính địa phương liền kề dự án. “Việc đi lại trong bán kính chỉ 800m cách khu vực dự án, có thể gặp ngay Ngân hàng Agribank, ngân hàng VietinBank, ngân hàng VietcomBank, Bưu điện, Bệnh viện huyện, trường mầm non Hoa Sen và trường Nhân Nghĩa đạt chuẩn quốc gia, trường trung cấp kỹ thuật Nhơn Trạch, các trường tiểu học, trung học của huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện… là một trong những yếu tố thuyết phục gia đình tôi xuống tiền đặt mua Phú Thịnh 1 của đông sài gòn. Trong nay mai, chúng tôi sẽ tiến hành đổ móng, xây nhà để ở, tận hưởng không khí trong lành của khu vực này”.
Chị Hằng Nga cũng cho biết theo quy hoạch cấp quốc gia, tới đây gia đình chị sẽ chỉ đi mất khoảng 20-25 phút cho một chặng đường rút ngắn, nhờ tuyến tàu điện trên không đi TP HCM và đường Nguyễn Ái Quốc đi sân bay quốc tế Long Thành. Bên cạnh đó, với vị trí dự án liền kề đường vành đai 3 TP HCM nối liền với đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây ở phía Bắc và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành ở phía Nam; gần các cụm cảng Cát Lái, Phước An, Phú Mỹ, Cái Mép và Sân bay quốc tế Long Thành, từ dự án đông sài gòn chị có thể đi bất cứ nơi nào trong khu vực một cách thuận lợi.
Một khách hàng không muốn nêu tên chia sẻ, “với mức giá khoảng 500 triệu đồng/ nền (114m2), tôi cho là để ở hay đợi sân bay quốc tế Long Thành khởi công, đợi TPP với làn sóng các chuyên gia đến mua nhà sinh sống, làm việc, đều sẽ có cơ hội sinh lời cao. Đặc biệt, khi Đông Saigon hoàn thiện đồng bộ các hạ tầng tiện ích như quy hoạch đô thị xanh, tin rằng giá cả dự án sẽ không còn ở mặt bằng hiện tại”.

Thuận Hóa

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

HoREA: BẢO LÃNH VỀ NHÀ Ờ CÒN NHIỂU BẤT CẬP

Cho đến nay, quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 đã thực hiện được 4 tháng, song thực tế cho thấy, quy định này vẫn chưa phát huy hiệu lực để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vì còn nhiều vướng mắc và bất cập.
---#---
Những đánh giá này là của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) gửi lên các cơ quan trung ương vào cuối tháng 10/2015 về việc đảm bảo tính khả thi khi triển khai quy định bảo lãnh trong bán và cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để bảo vệ người mua nhà.

HoREA cho rằng, những quy định hiện hành về vấn đề này đang “đá” nhau, làm cho doanh nghiệp BĐS không biết làm hướng nào cho đúng.

Chẳng hạn, theo khoản 2 điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014 thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua hoặc bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua hoặc thuê mua.

Nhưng theo khoản 1b điều 12 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thì sau khi chủ đầu tư đã ký hợp đồng với khách hàng, ngân hàng thương mại mới thực hiện thủ tục bảo lãnh ngân hàng.

Vì vậy, Hiệp hội này đề nghị cần làm rõ nội dung trên tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN để đảm bảo sự phù hợp với khoản 1 và khoản 2 điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014.

Cụ thể, cần quy định rõ việc thực hiện bảo lãnh ngân hàng phải được chủ đầu tư hoàn thành trước khi ký hợp đồng bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai với khách hàng thay vì sau khi hợp đồng đã được ký.

Theo HoREA, hiện nay, đa số các ngân hàng thương mại khi thực hiện bảo lãnh đều yêu cầu bên được bảo lãnh (chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai) phải ký quỹ bằng tiền mặt tương đương với giá trị bảo lãnh hoặc phải có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, quy định này không khả thi vì các dự án BĐS hầu hết đều có giá trị rất lớn, song nguồn vốn tự có của một số ngân hàng thương mại không lớn và không đủ để bảo lãnh cho nhiều dự án BĐS.

Ngoài ra, có nhiều chủ đầu tư dự án BĐS không sẵn có nguồn tiền mặt để thực hiện ký quỹ, trong khi phần lớn các tài sản của chủ đầu tư cũng đã được thế chấp, vì vậy cũng không còn đủ tài sản bảo đảm để thực hiện bảo lãnh ngân hàng.

Do đó, Hiệp hội đề nghị cần có cơ chế phù hợp để triển khai thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai có tính đến đặc thù vận hành của thị trường BĐS để thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chính vì những bất cập trên mà hiện số dự án BĐS hình thành trong tương lai được bảo lãnh rất hiếm.

Trong thời gian qua, cũng có nhiều chủ đầu tư và ngân hàng công bố ký kết bảo lãnh cho các dự án. Nhưng qua tìm hiểu được biết, thực chất là các ngân hàng này cấp tín dụng cho chủ đầu tư làm dự án nên đồng thời ký kết thêm bản "ghi nhớ" bảo lãnh dự án mang tính hình thức , chẳng hạn dự án The Everrich Infinity đã ký nghi nhớ bảo lãnh với ngân hàng BIDV.

Tính đến nay thì có tổng cộng 40 ngân hàng thương mai đủ điều kiện để thực hiện hoạt động bảo lãnh BĐS hình thành trong tương lai.

Thực tế, việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hiện nay giữa chủ đầu tư và khách hàng diễn ra tại các dự án chưa có chứng thư bảo lãnh.

(Theo Thời báo kinh doanh)

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

THI TRƯỜNG BIỆT THỰ, LIỀN KỀ BƯỚC VÀO CHU KỲ MỚI?

Nguồn cung biệt thự và liền kề Hà Nội từ nay đến cuối năm dự báo sẽ bùng nổ khoảng 3.000 căn, trong khi tại Tp.HCM giao dịch thành công tăng đột biến.
---#---
Tóm tắt:
-Thị trường biệt thự và liền kề tại Tp.HCM và Hà Nội đang có những chuyển động mới. Nguồn cung chào bán tại Tp.HCM tăng đột biến gấp gần 7 lần năm ngoái, còn tại Hà Nội nhiều dự án mới mở bán khả quan.
-Tuy nhiên, trong 3 quý còn lại với kế hoạch mở bán rầm rộ từ nhiều dự án, nguồn cung mới dự kiến tăng mạnh khoảng 3.000 căn sẽ là thách thức đối với mảng thị trường này.
Những tín hiệu này cho thấy thị trường bất động sản về mảng biệt thự và liền kề đang có sự khởi sắc hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, liệu thị trường này có vào đợt “sóng mới” hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

“Động đậy” trở lại

Kể từ khi lập đỉnh vào quý 1 năm  2011, bong bóng biệt thự và liền kề bắt đầu xì hơi khiến giá bán biệt thự và liền kề ở các khu đô thị ven đô suy giảm mạnh, có dự án giảm tới 50%.

Từ đó, thanh khoản trên thị trường rất thấp, gần như “đóng băng”, biến động giá trung bình trên thị trường thất thường. Trong 2 quý trở lại đây bắt đầu có tín hiệu khởi động lại từ một vài dự án nhưng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cũng đã có những dấu hiệu khởi sắc, theo ghi nhận của CBRE, các dự án được mở bán vào thời điểm cuối năm 2014 đều đạt tỷ lệ bán khá tốt, nhờ có uy tín của chủ đầu tư cũng như mức độ cung ứng đầy đủ các yếu tố về cơ sở hạ tầng, tiện ích trong khu đô thị, cùng với dịch vụ quản lý vận hành chuyên nghiệp.


Diễn biến thị trường biệt thự và liền kề-Theo số liệu CBRE


Trong thời kỳ bất động sản khởi sắc trở lại thì nhà ở biệt thự và liền kề luôn được quan tâm hàng đầu của người mua nhà. Chắc hẳn những ai quan tâm đến thị trường nhà đất chu kỳ 2006-2011 đã thấy rõ điều này. Khi đó, thị trường địa ốc Hà Nội luôn “sôi sục” với các dự án khu đô thị, đặc biệt là phía Tây Thủ đô. Giá biệt thự, liền kề “nhảy múa” từng ngày khiến “bong bóng” bất động sản bùng nổ và xì hơi vào giữa 2011.

Với phong trào tâm lý đám đông, nhà nhà người người đầu tư bất động sản khiến thị trường có tới 70-80% là giới đầu tư, đầu cơ. Cho đến nay, thậm chí nhiều nhà đầu tư vẫn còn mắc kẹt ở rất nhiều dự án.

Vì thế, đặc điểm khởi sắc của thị trường địa ốc lần này mà giới chuyên gia đánh giá là thời điểm bắt đầu của chu kỳ mới, thì phần lớn lại nằm ở phân khúc căn hộ. Mảng biệt thự, liền kề gần như “chết lặng” trong nhiều quý vừa qua.

Tuy nhiên, hiện nay theo báo cáo thị trường quý 1/2015 của Công ty CBRE Việt Nam cho thấy, thị trường biệt thự và liền kề Hà Nội đang rục rịch chuyển biến về giao dịch và giá bán, cũng như nguồn cung trong 3 quý tới.

Theo CBRE, thị trường thứ cấp trong quý vừa qua đã có dấu hiệu nhúc nhích tăng của giá biệt thự và liền kề từ 1,3% so với hồi cuối năm 2014. Một số khu vực lân cận khu trung tâm như Hà Đông, Hoài Đức, Gia Lâm, Hoàng Mai,…được đầu tư mạnh về hạ tầng xã hội, trong đó, quận Gia Lâm có mức tăng cao nhất lên đến 5%.

Trong khi, thị trường Hà Nội mới đang có tín hiệu “nhúc nhích” trở lại thì Tp.HCM lại có những tín hiệu giao dịch bùng nổ hơn. Theo ghi nhận từ Savills, quý 1/2015 nhà biệt thự và liền kề tăng gần 7 lần so với năm trước. Hấp thụ trên thị trường khá tốt ở mức 32%

Nguồn cung lớn chờ thị trường

Sau khi mảng căn hộ có sự đột phá về tính thanh khoản, lượng giao dịch trong những tháng đầu năm 2015 tăng cao, nhiều chủ đầu tư và sàn giao dịch địa ốc đã bắt đầu hướng đến những dự án khu đô thị mới khu vực vùng ven trung tâm.

Một số chủ dự án đã có kế hoạch tung sản phẩm biệt thự, liền kề ra thị trường năm nay. Một nguồn tin từ đại diện Park City (Hà Đông) cho biết, hiện công ty đang chuẩn bị kế hoạch bán 165 căn liền kề giai đoạn 2 ra thị trường, và sự quan tâm của khách hàng cũng khá tốt khi có khoảng 200 đơn đăng ký mua.

Mới đây, CTCP Lũng Lô 5 cũng đã giới thiệu sản phẩm đất nền nhà liền kề, biệt thự tại Dự án Nam đường 32-Wespoint (huyện Hoài Đức) ra thị trường.

Phân bổ nguồn cung biệt thự và liền kề tại Hà Nội


Tại báo cáo thị trường của CBRE quý 1/2015, đơn vị này đưa ra thông tin rất đáng chú ý ở mảng biệt thự và liền kề đó là kế hoạch chào hàng của hàng loạt dự án như The Manor Central Park (với 80 căn, dự kiến mở bán vào tháng 5/2015); Dự án Park City giai đoạn 2 (với 165 căn, được mở bán vào quý II/2015); Dự án Nam đường 32- Wespoint (với 1.746 căn, dự kiến mở bán vào quý III/2015); Dự án FLC Garden (với 140 căn, dự kiến mở bán vào quý II/2015), Khu đô thị Đông Sài Gòn ( với 210 nền, dự kiến chào bán quý III/2015)

Với hàng loạt dự án này, CBRE kỳ vọng trong 3 quý tới sẽ có khoảng 3.000 căn biệt thự liền kề được tung ra thị trường

Tại Tp.HCM thị trường giao dịch tốt cũng khiến các chủ đầu tư bung hàng rầm rộ. Nguồn cung mới quý 1/2015 vào khoảng 1.100 căn tăng 319% so với năm ngoái. Dự báo của đơn vị này cho thấy, các quý sau của năm 2015, ước tính sẽ có chín dự án với 1.400 nền/căn gia nhập thị trường. Quận 9 có nguồn cung lớn nhất, chiếm 60% thị phần.

(Gia Bảo
Theo Trí thức trẻ)












Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

9 LÝ DO NÊN CHỌN MUA KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG SÀI GÒN

---> ĐẤT NHƠN TRẠCH - NẮM BẮT THỜI CƠ


·       Khu đô Thị Đẳng cấp 942ha được xem là Phú Mỹ Hung thứ 2 trong lòng khu đô thị vệ tinh sài gòn.
·       Vị trí kim cương, kết nối TT Thủ Thiêm quận 2 chỉ 15 phút, và Quận 1 Chỉ 20 phút bằng đường vành đai 3 nằm trực tiếp Trên Dự Án
·       Kết nối Sân Bay Quốc Tế Long Thành chỉ 15 phút bằng đường Tôn Đức Thắng Và Nguyễn Ái Quốc nằm trong lòng dự án
·       Hạ tầng hoàn thiện 100%, đã xây dựng khu công viên và hồ sinh thái 6ha, khu thể thao...
·       Thiết kế theo phong cách khu đô thị Xanh Kiểu mẫu đẳng cấp 5 sao có tới 211 ha là Công Viên Cây Xanh.
·       Đường 47m tất cả các lô đều 2 Mặt Tiền, pháp lý rõ ràng đã có sỗ Đỏ Từng Lô, công chứng sang tên trong vòng 30 ngày.
·       Mở bán đợt đầu tiên vớỉ giá cực kỳ ưu đãi: 4,4tr/m2 thanh toán trong vòng 24 tháng không lãi suất
·       Sinh Lợi Nhanh, Của Để Dành cho Con Cháu